Lễ hội Hạ Long – Top 10 lễ hội hoành tráng lớn nhất năm

lễ hội Hạ Long

Hàng năm, Quảng Ninh tổ chức rất nhiều lễ hội đặc sắc thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách tới tham dự. Mỗi lễ hội đều mang một ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Hạ Long nói chung và truyền thống văn hóa Việt Nam nói riêng. Cùng Ticovilla.com tìm hiểu 10 lễ hội Hạ Long hoành tráng được tổ chức hàng năm nhé! 

1. Lễ hội carnaval Hạ Long 

  • Địa điểm tổ chức: Trung tâm TP.Hạ Long, khu vực bãi biển từ Hòn Gai đến Bãi Cháy
  • Thời gian: Dịp lễ 30/4 -1/5 hàng năm (bắt đầu từ chiều tối 25/4 – tối 1/5)

Lễ hội Carnaval Hạ Long là một sự kiện văn hóa mang tầm cỡ quốc tế được khai mạc thường niên tại thành phố biển Hạ Long. Mỗi năm, carnaval Hạ Long thu hút hàng trăm du khách trong nước và quốc tế tham dự. Đây là một trong những lễ hội Hạ Long mang đậm ý nghĩa văn hóa, chào đón một mùa du lịch sôi động, náo nhiệt tại thành phố biển xinh đẹp. Có thể nói, sự kiện văn hóa này là ngày hội lớn để tỉnh Quảng Ninh chào đón một năm du lịch mới thành công rực rỡ.

lễ hội Hạ Long

Mỗi năm , lễ hội Carnaval Hạ Long sẽ thay một chủ đề mới. Mỗi chủ để là thông điệp ý nghĩa dành cho người dân địa phương và khách du lịch. Tới với lễ hội du khách sẽ được hào mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt. Chính điều đó sẽ giúp bạn quên đi những muộn phiền công việc mệt mỏi. 

lễ hội Hạ Long

Không chỉ vậy, những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng rất đặc sắc. Các bộ trang phục sắc màu tượng trưng cho tài nguyên biển quý giá của thành phố Hạ Long. Sân khấu được thiết kế hoành tráng với những âm thanh sống động khiến bạn không thể đúng yên. Cũng chính vì điều này mà lễ hội Hạ Long này được ví như bữa tiệc lớn, tựa điểm hẹn tuyệt vời cho những tâm hồn yêu biển.

2. Lễ hội Yên Tử 

  • Địa điểm tổ chức: Vùng núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Thời gian: Từ 10/1 – hết tháng 3 âm lịch hàng năm

Nếu có dịp đến Quảng Ninh vào mùa xuân đừng quên ghé lế hội Yên Tử . Mỗi năm lễ hội này thu hút hàng ngàn du khách thập phương tới dự. Những nghi lễ tôn nghiêm được thực hiện thay lời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, thành tâm với những công lao đóng góp to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Người đã có công sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.

Có quá nhiều điều thú vị ở Yên Tử chờ đón du khách, không chỉ được trải nghiệm không khí thiêng liêng của một lễ hội tôn giáo lớn, mà còn là những khoảnh khắc tuyệt vời được hòa mình với thiên nhiên, được tham quan và tận hưởng những hoạt động mang đậm nét đẹp truyền thống lẫn hiện đại. Cùng về Hạ Long để tận hưởng những ngày đầu năm thật yên bình, cầu phúc, cầu tài lộc, bình an nhé. 

lễ hội Hạ Long

3. Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản 

  • Địa điểm tổ chức: TP. Hạ Long, Quảng Ninh 
  • Thời gian: Tháng 3 –  4 hàng năm

Anh đào vốn là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Lễ hội hoa anh đào Quảng Ninh là hoạt động thường niên nhằm thể thiền tình cảm gắn kết giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Đây còn là hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy thương mại giữa hai nước. 

Lễ hội hoa anh đào được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013. Rất nhiều du khách vì muốn tham dự lễ hội đã đặt phòng khách sạn từ rất sớm, vậy nên nếu du lịch Quảng Ninh vào thười điểm này du khách nên chú ý. 

Lễ hội Hạ Long này mang đậm văn hóa đặc sắc rất đáng mong chờ. Du khách tham gia lễ hội hoa anh đào bạn sẽ có cơ hội chìm đắm trong không gian sinh động với những hàng hoa anh đào khoe sắc mơ màng và nét rực rỡ của mai vàng Yên Tử. Ngoài ra, lễ hội này diễn ra nhiều tiết mục giao lưu văn hóa, văn nghệ Việt – Nhật với các trò chơi dân gian và các sản phẩm truyền thống tiêu biểu của hai nước.

4. Lễ hội chùa Long Tiên

  • Địa điểm: Chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, Đ. Lê Quý Đôn, Phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long
  • Thời gian: 24/03 hàng năm

Lễ hội chùa Long Tiên là lễ hội Hạ Long được nhiều phật tử quan tâm. Cứ mỗi dịp hoa đào nở, du khách cùng người dân địa phương sẽ tham gia lễ rước kiệu, dâng hương lễ Phật cầu may mắn, mưa thuận gió hòa tại chùa. Hơn hết, du khách còn được hòa vào các trò chơi dân gian cực kỳ thú vị. Các hoạt động của lễ hội sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và đáng nhớ khi tới Hạ Long.

Lễ hội chùa Long Tiên được tổ chức vào khoảng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội là cơ hội lớn để người dân địa phương và khách du lịch đến tham quan dâng lễ cầu may mắn, bình an. Đây còn là dịp để tất cả mọi người cùng nhau thể hiện lòng thành kính với Đức Phật. Vì thế lễ hội mang đậm màu sắc tâm linh, thể hiện quan niệm và đức tin cả người Việt, đồng thời là nét văn hóa truyền thống lâu đời, giúp con người có được chốn tĩnh tâm, an lạc giữa dòng đời tấp nập, bon chen.

5. Lễ hội chùa Ba Vàng – Lễ hội Hạ Long

  • Địa điểm: Chùa Ba Vàng, núi Thành Đẳng, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Thời gian: Tháng 1 âm lịch hàng năm

Nhắc tới Quảng Ninh không thể bỏ qua lễ hội chùa Ba Vàng, một trong nhôi chùa lớn tại miền Bắc. Lễ hội khai xuân Chùa Ba Vàng được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử từ khắp mọi miền đổ về chùa Ba Vàng, để có thể tham dự lễ hội lớn nhất thành phố Uông Bí dịp đầu xuân năm mới.

Hàng ngàn tăng ni, phật tử tìm về chùa đây dâng hương, hằng mong muốn cầu gặp may mắn. Cầu cho một năm mới an lành, mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân và gia đình. Lễ hội khai xuân chùa Ba Vàng cũng là cơ hội để sám hối những sai lầm của quá khứ, rũ bỏ những điều kém may mắn đã gặp trong năm qua.

Ngoài ra khoảng tháng 9 âm lịch chùa Ba Vàng còn tổ chức lễ hội hoa cúc Lễ hội Hoa cúc  với nhiều hoạt động thú vị. Phật tử và du khách đến lễ hội có cơ hội chiêm ngưỡng gần 100 loại hoa cúc từ làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) và các làng hoa nổi tiếng của nhiều địa phương đưa về trưng bày tại đây. 

Bên cạnh hoạt động tham quan làng hoa cúc nghệ thuật, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ nghệ thuật đặc sắc “ Đêm hội trùng dương” là một trong số đó. Cùng với đó, tham gia thiền trà, thưởng thức đặc sản chay như: cơm chay,  bánh ngô, sắn, các loại bánh chay, các loại hoa quả… tại các chợ ẩm thực suốt 3 ngày diễn ra lễ hội trong khu vực chùa Ba Vàng.

6. Lễ hội đình Trà Cổ – Lễ hội Hạ Long

  • Địa điểm: Đình Trà Cổ, khu Nam Thọ, Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh
  • Thời gian: Từ 30/5 – 6/6 âm lịch hàng năm

Lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức với nhiều nghi thức truyền thống nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới các vị thành hoàng như: nghi thức rước thần trên biển, nghi thức đóng cây cai đám, lễ rước cỗ, lễ đại tế,…

lễ hội hạ long

Bên cạnh đó, lễ hội Hạ Long này còn tổ chức nhiều hoạt động dân gian sôi nổi như: thi hò kéo lưới, bài chòi, đập niêu, kéo co, chấm thi “ông Voi” và chương trình văn nghệ chào mừng. Đặc biệt,  du khách tham gia lễ hội còn có dịp tham quan di tích đình Trà Cổ, dâng hương cầu phúc và khám phá, tắm biển Trà Cổ.

lễ hội hạ long

7. Lễ hội Bạch Đằng – Lễ hội Hạ Long

  • Địa điểm: xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh
  • Thời gian: Mùng 8/3 âm lịch hàng năm

Bạch Đằng là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Đây từng là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt của quân và dân Đại Việt. Lễ hội Bạch Đằng hay còn được người dân Quảng Ninh gọi với là lễ hội Giỗ Trận. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của người dân Quảng Yên nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung với những vị anh hùng dân tộc. 

lễ hội hạ long

Tại cửa sông Bạch Đằng lịch sử đã ghi nhận ba trận chiến hào hùng của nhân dân ta, chiến thắng trước quân xâm lược phương Bắc. Nơi đây là minh chứng dấu son chói lói trong hơn 4000 năm lịch sử dân tộc, là nơi ghi dấu của những người anh hùng đã ngã xuống để giữ yên bờ cõi nước Nam. Vì vậy dù đã trải qua hàng thế kỷ, người dân Quảng Yên hàng năm vẫn tổ chức lễ hội thay cho sự biết ơn gửi đến các thế hệ cha ông.

lễ hội hạ long

8. Lễ hội đua thuyền Quan Lạn 

  • Địa điểm: Bến đình, xã đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh
  • Thời gian: 10/6 – 20/6 âm lịch, ngày hội chính: 18/6 âm lịch

Lễ hội Quan Lạn Quảng Ninh được tổ chức từ ngày 10 tới 20 tháng 6 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội Hạ Long mang sắc thái địa phương độc đáo, in đậm vào đời sống sinh hoạt của người dân cảng Vân Đồn Quan Lạn. Theo những người dân ở đây, lễ hội Quan Lạn được tổ chức nhằm kỷ niệm chiến thắng lừng lẫy trước quân Nguyên Mông năm 1288 dưới sự chỉ huy của tướng Trần Khánh Dư. Ngoài ra, đây cũng là ngày hội mưa thuận gió hòa của người dân miền biển. 

Theo phong tục của người dân tại mảnh đất này, thì ngày 10/6 được gọi là ngày khoá làng (tức là vào ngày này không ai được phép ra khỏi đảo chỉ trừ những người đi làm ăn xa về thăm đảo hoặc du khách đi du lịch biển Quan Lạn về tham dự lễ hội). Trong lễ hội Quan Lạn sẽ diễn ra tục đua thuyền. Thuyền đua thường có trọng tải từ 5-6 tấn, được trang trí đầu rồng ở mỗi mũi thuyền. Dân làng sẽ chia thành hai phe khác nhau để luyện quân đua thuyền.

9. Lễ hội đền Cửa Ông

  • Địa điểm: Đền Cửa Ông, P. Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh
  • Thời gian: Mùng 2 tháng giêng – hết tháng 3, ngày chính hội là 2 tháng 3 âm lịch

Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức dịp tháng giêng hàng năm để tưởng niệm và tỏ lòng thành kính với tướng Trần Quốc Tảng – người đã có công dẹp giặc ngoại xâm, đem lại bình yên cho dân làng. 

Nghi lễ truyền thống được tổ chức gồm 2 phần: Phần đầu là tế lễ và rước kiệu để gợi nhớ hành trình tuần du của Đức Ông. Thứ hai là phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian sôi động như: đánh trống, kéo co, múa rồng, đẩy gậy, bịt mắt đập niêu,… Đến tham gia lễ hội Hạ Long tại đền Cửa Ông, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ tuyệt đẹp của vịnh đảo Bái Tử Long.

Đây là một trong những lễ hội Hạ Long có giá trị lớn trong việc bảo tồn, phát huy những nét văn hóa, bản sắc lâu đời của dân tộc trong việc giáo dục và gắn kết cộng đồng. Đến nay lễ hội này đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Quảng Ninh, cũng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

10. Lễ hội Tiên Ông – Lễ hội Hạ Long

  • Địa điểm : Đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên,  Quảng Ninh
  • Thời gian: Ngày 7/1 âm lịch 

Một lễ hội Hạ Long tiếp theo được là lễ hội Tiên Công, đây là một lễ hội quan trọng được tổ chức trên vùng đảo Hà Nam, Quảng Yên. Lễ hội Tiên Công hay còn có tên gọi khác là lễ “rước người”, là một trong những lễ hội độc đáo và được người dân duy trì tổ chức với quy mô khá lớn trên địa bàn Quảng Ninh. Lễ hội thường được diễn ra từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng  Âm lịch, để tưởng nhớ các vị Tiên Công đã có công khai khẩn và lập nên hòn đảo Hà Nam trù phú như ngày nay.

11. Những lưu ý khi du lịch lễ hội Hạ Long 

Để giúp du khách có được một trải nghiệm thành công tại các lễ hội  Hạ Long, dưới đây Ticovilla.com đã liệt kê đến khách du lịch một vài điều cần lưu ý sau:

  • Phần lớn là các lễ hội tâm linh truyền thống nên du khách chú ý trang phục lịch sự, chỉnh tề. 
  • Trước khi tham gia bất kỳ lễ hội Hạ Long nào du khách nên đặt khách sạn ít nhất 10 ngày trước khi xuất phát. Bởi những ngày cận lễ hội tại đây, du khách thập phương rất đông nên các khách sạn sẽ thường hết phòng sớm hoặc tăng giá lên cao.
  • Trước giờ các lễ hội được diễn ra, du khách nên chủ động tới sớm từ 15 đến 20 phút để có thể có được vị trí thuận lợi và một trải nghiệm tuyệt vời nhất.
  • Khi mua bất cứ thứ gì tại Lễ hội Hạ Long du khách nên hỏi giá cả trước, tránh tình trạng chặt chém khách du lịch.

Với ý nghĩa vô cùng sâu sắc, và nhiều hoạt động thú vị các lễ hội Hạ Long sẽ giúp du khách hiểu hơn về các lễ hội truyền thống và có thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ bên gia đình, bạn bè. Đùng quên theo dõi Ticovilla.com để cập nhật những thông tin thú vị khác nhé!

Rate this post