Văn Miếu Quốc Tử Giám – Chứng nhân lịch sử Việt Nam

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Hà Nội là mảnh đất lịch sử với trải qua với hàng ngàn năm văn hiến. Và nơi đây còn đưa con người về với lịch sử của dân tộc mình. Một trong những địa điểm ghi lại và minh chứng cho lịch sử ta hiện nay vẫn còn ở mảnh đất Hà Thành. Đó là Văn Miếu – Quốc Tử Giám, kho tàng nét đẹp truyền thống dân tộc. Vậy hôm nay hãy cùng Ticovilla.com tìm hiểu xem Văn Miếu – Quốc Tử Giám có gì mà lại được biết đến và thu hút khách du lịch như vậy nhé!  

1. Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Chắc hẳn ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam: Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã không còn quá xa lạ đối với người dân bản địa và các tỉnh lân cận. Rộng thêm nữa là những du khách khắp mọi miền trên Tổ quốc.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Dân tộc ta từ xưa đến nay đều rất coi trọng việc học, đặc biệt là thời phong kiến xưa nên nơi đây được xây dựng ra với mục đích để dạy học cho các con em nhà vua và các triều thần trong triều đình. Sau đó được mở rộng và thu nạp thêm những học trò ưu tú bình dân vào học để sau đó ra giúp vua cai trị nước nhà và làm rạng danh lịch sử dân tộc. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trước kia Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tách riêng rành mạch, Văn Miếu là nơi để thờ các vị Tiên thánh, Quốc Tử Giám là nơi dạy học, đào tạo nhân tài. Hiện nay văn miếu này là nơi thờ cúng các vị Tiên thành lập  và ghi danh những nhân tài đỗ trạng nguyên, tú tài trong các kỳ thi được khắc ở trên các bia đá.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là động lực học tập của các thế hệ trẻ ngày nay, vào mỗi dịp kỳ thi đến, nơi đây được rất nhiều các bạn học sinh đến xin thi đỗ đại học, thắp sáng truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ đưa du khách đến một không gian yên tĩnh đạm chất cổ thi giữa lòng thành phố Hà Nội sầm uất.

2. Vị trí địa lý và hướng dẫn di chuyển đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám

2.1. Vị trí địa lý

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở vị trí cụ thể đó là 58 Quốc Tử Giám, P. Văn Miếu, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. 

Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho du khách di chuyển khi rất gần với trung tâm Hà Nội với khoảng cách là 3,6 km du khách chỉ cần di chuyển 12 phút đi taxi là có thể đến với địa danh du lịch nổi tiếng này rồi. Với một vị trí như vậy du khách cũng có thể di chuyển kết hợp thăm quan, khám phá một số địa điểm du lịch khách nổi tiếng tại Hà Nội như: Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Nhà hát lớn Hà Nội,…

2.2. Hướng dẫn di chuyển đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đối với du khách miền Nam và miền Trung, phương thức di chuyển nhanh nhất để đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám là lựa chọn di chuyển bằng máy bay. Du khách có thể di chuyển từ bất kể sân bay nào có đường bay thẳng tới sân bay Nội Bài ( TP. Hà Nội). Sau đó du khách sẽ bắt taxi tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25km với thời gian khoảng 45 phút di chuyển.

Đối với du khách các tỉnh miền Bắc nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng, lựa chọn di chuyển bằng xe khách đến khách sạn này là một phương thức di chuyển vô cùng lý tưởng. Chỉ cần lựa chọn xe đến đúng điểm mà mình muốn đến, lên xe và nghỉ ngơi một giấc là du khách đã đặt chân đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám rồi.

Nếu du khách có một khoảng thời gian dư giả thì có thể lựa chọn đi bằng tàu hoả tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng là một trong những trải nghiệm nên thử. Du khách sẽ dừng chân tại ga Hà Nội, đây cũng là điểm cuối cùng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Tuy thời gian di chuyển có lâu một chút nhưng bù lại, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật tại mỗi vùng đất mà mình sẽ đi qua. 

Đối với các bạn trẻ có sở thích đi “ phượt” với mong muốn thỏa sức khám những vùng đất mới, thiên nhiên tươi đẹp của Tổ quốc thì có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện riêng để có thể mang lại những trải nghiệm thú vị mà hành trình đem lại.  

3. Khám phá về lịch sử của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo như sử sách ghi lại thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời nhà Lý, Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 là nơi thờ các vị Tiên Thánh, Tiên hiền Nho học và cho Hoàng Thái Từ đến học. Vào năm 1075 vua Lê Thánh Tông đã cho mở kỳ thi đầu tiên tại Văn Miếu. Năm 1154, Văn Miếu được tu sửa lại và chỉ thờ Khổng Tử. Để cho con em nhà vua, quý tộc, quan lại trong triều có chỗ để học thì năm 1076 vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng lên Quốc Tử Giám – một dấu mốc quan trọng, đánh dấu cho sự xuất hiện của ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời nhà Lý
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng dưới thời nhà Lý

Để thu thập, tìm kiếm người tài thì đến thời nhà Trần, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ dạy học cho con em quý tộc nữa mà mở rộng ra thu nhận con cái của các gia đình thường dân đến học. Năm 1253 nhà vua cho xây dựng Quốc Học Viện để cho những con em có gia cảnh bình thường nhưng tài giỏi, nổi trội đến đây học và tổ chức các cuộc thi tài để tìm ra trạng nguyên và cùng nhà vua cai quản nhân dân. 

Người thầy đầu tiên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Chu Văn An, người có công lớn đối với dân tộc, là người được chọn đứng lớp dạy cho con vua và các con quan trong triều. Chu Văn An được mệnh danh là vạn thế sư biểu và là một trong sáu người Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

Thời kỳ đầu dạy học, sách để dạy nước ta phải nhập từ Trung Quốc về nhưng gặp rất nhiều khó khăn cho việc dạy học. Đến thế kỷ XV, nghề in ấn nước ta được trú trọng và phát triển, người Việt ta đã tự in sách và Quốc Tử Giám là nơi cung cấp sách dạy học cho thầy và trò.

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông khi cho mở rộng nhà Thái Học, dựng Minh Luân đường, Giảng đường, ông cũng cho xây dựng kho Bí thư để in sách học cho học trò. Thời kỳ phát triển nghề dạy học nhất trong các triều đại Việt Nam là thời nhà Lê, khi nghề in ấn được trú trọng, hàng loạt các đầu sách được ra đời và truyền lại cho nhân dân nên bài thơ Hồng Được được tương truyền rộng rãi trong thời kỳ này.

Vào năm 1487, vua Lê Thánh Tông bắt đầu xuống chiếu dựng bia đề danh Tiến sĩ để vinh danh những bậc đỗ đại khoa tại Văn Miếu, thể hiện tinh thần trọng hiền tài, khuyến khích học tập trong nhân dân. Vì vậy thời kỳ này, việc học rất được quan tâm, nhà nhà cho con đi học, khắp đường làng ngõ xóm mở lớp dạy học, mời thầy đồ về dạy với mục đích để biết chữ, ra thi cử và cống hiến, giúp đỡ nhà vua. Hiện nay tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám có 1304 Tiến sĩ được khắc tên vinh danh lên bia đá, trong đó có rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. 

4. Vẻ đẹp cổ kính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam của Hoàng Thành Thăng Long với khuôn viên bên trong rộng lên đến 54331m2, gồm các công trình kiến trúc khác. Trải qua quá trình tu sửa và thời gian dài của lịch sử những Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ được nét đẹp truyền thống sẵn có. Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia thành hai khu nội tự và ngoại tự.

4.1. Văn Miếu Môn 

Khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì điều đầu tiên mà du khách nhìn thấy đó là cổng Văn Miếu, được xây dựng theo lối kiến trúc đó là tam quan hai tầng, tám mái, cao to, sừng sững trước mắt người nhìn. Tầng cao trên cùng của cổng Văn Miếu có đề 3 chữ “Văn Miếu Môn” dịch ra có nghĩa là cổng Văn Miếu. Cổng có 3 cửa một cửa chính to và hai cửa cạnh nhỏ, cổng được thiết kế tinh xảo với các vân nổi, trên cùng là hình ảnh hai con rồng chầu mặt  nguyệt. 

Văn Miếu Môn 
Văn Miếu Môn

4.2. Cổng Đại Trung 

Cổng Đại Trung được thiết kế theo phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, với 3 gian và không có cửa. Con đường dẫn tới cổng Đại Trung được lát bằng gạch Bát Tràng, phần mái được lợp bằng ngói và bên trên đỉnh ngói vẫn là những các hoạ tiết trạm trổ, cổng Đại Trung là hai con cá chép chầu vào bình nóc tạo cảm giác tôn nghiêm, bề thế của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Cổng Đại Trung 
Cổng Đại Trung

Cổng Đại Trung có hai con đường nhỏ dẫn đến Thành Đức và Đạt Tài, hai bên cổng là một hàng rào chạy dài ra phía sau. Hai cổng nhỏ là Thành Đức và Đạt Tài có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đó là những người được đào tạo tại Văn Miếu là người vừa có đức, vừa có tài.

4.3. Khuê Văn Các 

Khuê Văn Các là một trong những công trình kiến trúc lịch sử – văn hoá, nghệ thuật bậc nhất của Thăng Long và cả nước, được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Khuê Văn Các 
Khuê Văn Các

Tầng trên của Khuê Văn Các được thiết kế độc đáo, xung quanh là bốn cửa hình tròn kết hợp với màu sơn đỏ càng làm cho nơi đây thêm nổi bật giữa không gian yên bình, thanh tịnh với màu xanh của cây cối. Khuê Văn Các có tám mãi, mỗi đầu mái đều có một hình rồng, đỉnh mái là đôi rồng chầu mặt nguyệt. Hai bên của Khuê Văn Các là nơi dẫn đến Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu là bia Tiến sĩ.

4.4. Trống Sấm 

Trống Sấm tại Văn Miếu là âm thanh của hào hùng dân tộc, là trống lớn nhất của Việt Nam được đặt tại khuôn viên Thái Học. Trống Sấm luôn nhận được sự yêu thích, quan tâm của du khách, không những vậy Trống Sấm được rất nhiều các vị tổng thống đến từ nước ngoài quan tâm và đến khám phá và thử đánh. 

Trống Sấm
Trống Sấm

4.5. Khu Thái Học 

Khu Thái Học được xây dựng trên nền Quốc Tử Giám cũ, là nơi nối liền giữa quá khứ và hiện tại. Khu Thái Học hiện nay diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hoá, giáo dục. Khu Thái Học là nơi thờ Khổng Tử ông tổ của nghề dạy học và thầy giáo Chu Văn An người thầy đầu tiên của dân tộc ta. 

Khu Thái Học 
Khu Thái Học

Đến với Khu Thái Học du khách sẽ được tìm hiểu về thầy giáo Chu Văn An và là nơi tuyên dương, trao thưởng cho những em học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Ngoài ra nơi đây còn là nơi rất nhiều các em học sinh đến đây xin vía học tập để có thể đỗ đạt trong kỳ thi quan trong, cũng là nơi truyền cảm hứng, là động lực cho các thế hệ sau.

4.6. Vườn Giám 

Vườn Giám là không gian xanh hình từ giác nằm ở phía Tây của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trước đây vườn Giám bị chiếm đóng mãi về sau vườn Giám mới được trả lại. Khi đó không gian xung quanh ngổn ngang với các hố, đường hào và những căn nhà tranh mọc lên. Khi được trả lại nơi đây đã được cải tạo về trở thành một phần không thể thiếu của Văn Miếu với những cây xanh, thảm cỏ đẹp tạo nên một không gian yên bình giữa chốn thủ đô. 

Vườn Giám 
Vườn Giám

4.7. Giếng Thiền Quang 

Giếng Thiền Quang nằm chính giữa khu vườn bia Tiến sĩ, là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật của Khuê Văn Các. Giếng Thiền Quang với mặt hồ tĩnh lặng, trong, xanh tạo nên một khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên hữu nước, hữu tình. Tại đây có thể cho ra những bức ảnh đẹp cho du khách với tà áo dài với những chiếc nón lá Việt Nam.

Giếng Thiền Quang 
Giếng Thiền Quang

4.8. Cổng Đại Thành 

Cổng Đại Thành được thiết kế ba gian và theo lối kiến trúc thời Hậu Lê. Khác cổng Đại Trung thì cổng Đại Thanh có cửa và các cửa đều được thiết kế hoa văn nổi màu vàng trên nền đỏ của cánh cửa vô cùng nổi bật. Giống là mái đều được lợp bằng ngói mũi hài. Hoạ tiết trên cửa đó là “Long vân khánh hội” – thể hiện sự phồn thịnh của đất nước đối với đạo học nước nhà.

Cổng Đại Thành 
Cổng Đại Thành

4.9. Khu vườn bia Tiến sĩ + Khu Tiền án 

Một địa điểm không thể bỏ qua khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám đó là khu vườn bia Tiến sĩ với 8 dãy nhà che để bảo vệ cho bia Tiến sĩ. Đây là nơi khắc tên những vị hiền tài đỗ đạt đã trải qua các kỳ thi do triều đình đề ra. 

Khu vườn bia Tiến sĩ + Khu Tiền án 
Khu vườn bia Tiến sĩ + Khu Tiền án

Khu Tiền án là không gian mở với bốn trụ cao sừng sững được xây bằng gạch. Trên đỉnh của hai trụ ngoài là hình con chim phường xèo cánh, trên đỉnh của hai trụ bên trong là đầu hai con nghê chầu vào nhau.

5. Giờ mở cửa đón khách của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa đón khách từ 8h00 đến 16h30.

Vé vào cửa là:

  • Trẻ em: Miễn phí
  • Người lớn: 30.000 VNĐ /người
  • Học sinh, sinh viên, người già: 15.000 VNĐ/ người

6. Các hoạt động khám phá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám du khách sẽ được thăm quan toàn bộ khung cảnh nơi đây. Ngoài ra tại đây còn diễn ra một số hoạt động khác mà du khách có thể tham gia như: 

Đối thoại Thư pháp và Graffiti 
Đối thoại Thư pháp và Graffiti
Triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia 
Triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia
Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu
Chu Văn An – Thượng tường Sơn Đẩu

7. Một số địa điểm du lịch gần với Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm gần với trung tâm thành phố Hà Nội nên tại đây du khách có thể dễ dàng di chuyển, thăm quan du lịch, nghỉ dưỡng ở một số nơi khác nữa. Dưới đây sẽ là một số địa điểm mà Ticovilla.com gợi ý với du khách nên đến trải nghiệm, khám phá khi có dịp đến với Hà Nội.

7.1. Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là chứng nhân lịch sử của dân tộc qua, là một trong những công trình kiến trúc của vua chúa còn lại sau khi đất nước chịu sự tàn phá nặng nề của thực dân Pháp. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng khi vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô  từ Hoa Lư về Đại Nam lấy tên kinh thành là Thăng Long và năm 1010. 

Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành sẽ đưa du khách khám phá những kiến trúc cổ xưa của thời nhà Lý, là một địa điểm rất đáng để đến du lịch, đưa du khách hiểu biết về những gì còn sót lại của hoàng thành sau một thời gian dài.

  • Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, P. Điện Biên, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Thời gian mở cửa: 8h – 17h hằng ngày
  • Giá vé: 15.000 VNĐ/ trẻ em và 30.000 VNĐ/ người lớn. 

7.2. Lăng Bác

Lăng Bác là một trong những địa điểm chắc chắn phải đến khi có dịp đến với mảnh đất Hà Nội. Đây là nơi lưu giữ thi hài của của chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phương Tây. 

Lăng Bác
Lăng Bác

Lăng Bác nằm trong quần thể bao gồm quảng trường Ba Đình, phủ Chủ tịch, nhà sàn Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, bảo tàng Hồ Chí Minh.

  • Địa chỉ: số 2 Hùng Vương, P. Điện Biên, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
  • Thời gian mở cửa: Thứ 3 – 4 – 5: 7h30 – 10h30; Thứ 7 – Chủ nhật: 7h30 – 11h

Vậy là Ticovilla.com đã đưa du khách đi khám phá hết không gian, quang cảnh của ngôi trường đại học đầu tiên ra đời tại Việt Nam rồi. Dù lịch sử đã qua đi nhưng nơi đây vẫn là một chứng nhân lịch sử không thể nào phai mờ trong tâm trí của con người Việt Nam ta. Hy vọng qua những chia sẻ trên du khách sẽ có được những hành trang bổ ích trong chuyến đi đến trải nghiệm và thăm quan tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhé!

5/5 - (1 bình chọn)