Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Yên Tử Quảng Ninh Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

chùa yên tử quảng ninh

Nếu bạn đang muốn đổi gió cho chuyến du lịch sắp tới của mình bằng một địa điểm du lịch tâm linh thì tuyệt đối đừng quên tham khảo quần thể di tích và thắng cảnh nổi tiếng của Thiền phái Trúc Lâm – Chùa Yên Tử. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng theo chân Ticovilla.com để tìm hiểu những sức hút đặc biệt của chùa Yên Tử nhé!

1. Đôi nét về Chùa Yên Tử Quảng Ninh

1.1. Giới thiệu về Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử (hay còn được gọi với cái tên khác là núi Tượng Đầu) tọa lạc tại độ cao 1080m so với mực nước biển tại một ngọn núi thuộc dãy Đông Triều, nằm giữa ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Chùa được bao quanh bởi núi non hùng vĩ, mây mờ phủ quanh năm, cảnh vật tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Nơi đây cũng chính là cái nôi đã sinh ra thiền phái Trúc Lâm, do vậy được như là vùng đất tổ thiêng liêng của nền Phật giáo nước ta.

chùa yên tử quảng ninh

Về ngọn núi Yên Tử nơi Chùa Yên Tử tọa lạc, ngọn núi này có tổng chiều dài lên đến 6000m, sở hữu hệ thảm thực vật hoang sơ và vô cùng phong phú. Đây là địa điểm đã ghi lại rất nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc ta từ thời nhà Trần và gắn liền với sự ra đời, dấu mốc phát triển của phát Trúc Lâm. 

1.2. Lịch sử của Chùa Yên Tử

Theo nhiều sách ghi chép lai, sau khi truyền ngôi lại cho thái tử, nhà vua Phật Hoàng Nhân Tông đã lên núi Yên Tử để tu hành và giảng đạo cho các tăng ni phật tử đến nghe. Trong khoảng thời gian tu luyện ở đây, nhà vua đã cùng với 2 môn đệ Pháp Loa và Huyền Quang cho ra đời và phát triển thiền phái, đồng thời xây dựng nên quần thể Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện mang đậm nét văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam.

chùa yên tử quảng ninh

1.3. Nét đặc sắc trong kiến trúc Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử mang đậm nét kiến trúc của Phật giáo, được xây dựng theo cấu trúc trục tung, và lấy Phật điện làm trung tâm, các tháp thì được thiết kế hài hòa với cảnh quan địa hình xung quanh. Tổng diện tích của Yên Tử Quảng Ninh lên tới 2700ha với gần 1800ha rừng tự nhiên. Giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ Chùa Yên Tử hiện lên với đầy đủ các kiến trúc chùa, tháp, miếu, am.

chùa yên tử quảng ninh

Chính diện chùa có cổng Tam Quan 2 tầng, 8 mái vô cùng uy nghiêm. Phần mái của chùa hướng thẳng lên trời, cong vút như hình đầu đao vô cùng uy nghi. Các cột trụ của chùa được làm bằng gỗ lim vô cùng vững chãi. Dưới chân có các phiến đá khổng lồ, kích cỡ lớn. Bước vào bên trong chùa du khách hẳn sẽ ấn tượng với màu sơn son thiếp vàng vô cùng lộng lẫy và uy nghi. Các bức tượng Phật, khảm được trạm trổ một cách tỉ mỉ, vô cùng sinh động và cầu kỳ. 

chùa yên tử quảng ninh

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Chùa Yên Tử 

2.1. Chùa Yên Tử ở đâu? 

Chùa Yên Tử có địa chỉ ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Yên Tử

Các bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện và tuyến đường khác nhau để di chuyển đến Chùa Yên Tử. Dưới đây Ticovilla.com sẽ giới thiệu một số cách di chuyển các bạn có thể tham khảo. 

  • Di chuyển bằng xe khách: Các bạn bắt các chuyến xe di chuyển đến Quảng Ninh, điểm xuống sẽ là thành phố Uông Bí. Sau khi xuống, từ chùa Trình, các bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển vào chùa Yên Tử. Trong những ngày có lễ hội, Chùa Yên Tử còn cung cấp các tuyến xe buýt để hỗ trợ đón khách từ bên ngoài vào nên các bạn có thể phần nào yên tâm và thoải mái lựa chọn nhé!
  • Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng: 

Đối với hướng xuất phát từ Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình: Sau khi đến địa phận thành phố Uông Bí các bạn đến ngã ba QL10. Từ QL10 các bạn di chuyển đến QL18. Tại QL18 rẽ trái, sau khi gặp đền Trình thì các bạn đi thẳng thêm 10 km nữa là đến Chùa Yên Tử.

Đối với hướng xuất phát từ Hà Nội: Các bạn đi theo hướng về Quảng Ninh và rẽ vào QL18. Tại QL18 đi đến đền Trình, và di chuyển thêm khoảng 10 km nữa là sẽ đến nơi.

2.3. Hướng dẫn di chuyển lên núi Yên Tử

Để di chuyển lên núi Yên Tử các bạn có thể đi bộ hoặc là đi cáp treo. 

  • Đi bộ: Nếu bạn có sức khỏe tốt và đam mê khám phá thì đi bộ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tuyến đường di chuyển dài 6km, có các bậc thang nên di chuyển cũng tương đối dễ dàng. Các bạn có thể vừa tản bộ vừa ngắm cảnh 2 bên đường. Nếu mệt quá thì các bạn có thể ngồi lại bên đường để nghỉ ngơi.
  • Cáp treo: Nếu cảm thấy bản thân không đủ sức để đi bộ các bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo. Đi bằng cáp treo sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và sức lực. Cáp treo có chiều cao khoảng 450m và 1,2km chiều dài sẽ đưa các bạn đến nơi một cách nhanh chóng.

3. Thời điểm thích hợp để du lịch Chùa Yên Tử

Các bạn có thể ghé thăm Yên Tử Quảng Ninh vào bất kỳ thời điểm nào của năm. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Chùa Yên Tử thì các bạn nên đi vào thời thời điểm mùa xuân. Cụ thể là từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Bởi vì vào độ này tiết trời đang mát mẻ, có chút nắng nhẹ vô cùng dễ chịu. Thêm vào đó đây còn là lúc diễn ra nhiều lễ hội mùa xuân, thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. 

chùa yên tử quảng ninh

Còn nếu bạn không muốn du lịch Chùa Yên Tử vào thời điểm quá đông đúc các bạn có thể lựa chọn đi vào khoảng tháng 4 và sau tháng 4 là thích hợp nhất.

chùa yên tử quảng ninh

4. Giá vé tham quan Chùa Yên Tử

Dưới đây là giá vé cập nhật mới nhất trong năm 2022:

  • Vé dịch vụ lẻ: Vé tham quan+ Xe điện khứ hồi + Vé cáp treo khứ hồi tuyến 1/ tuyến 2 có giá 270.000 VNĐ/ người
  • Vé dịch vụ trọn gói:  Vé tham quan+ Xe điện khứ hồi + Vé cáp treo khứ hồi toàn tuyến có giá 300.000 VNĐ/ người
  • Giá vé xe điện: 20.000 VNĐ/ vé khứ hồi; 15.000 VNĐ/ vé lẻ
  • Giá vé tham quan khu du lịch Yên Tử: 40.000 VNĐ/ vé người lớn; 10.000 VNĐ/ vé trẻ em dưới 16 tuổi. Trẻ em dưới 1m2: Miễn phí vé

5. Những địa điểm tham quan hấp dẫn tại Chùa Yên Tử

5.1. Chùa Trình Yên Tử

Địa điểm đầu tiên trong danh sách mà chúng ta muốn giới thiệu đến các bạn là chùa Trình Yên Tử. Chùa Trình Yên Tử nằm ở một sườn đồi của làng Bí Thượng được xây dựng theo hướng Tây Nam.

chùa yên tử quảng ninh

Chùa sở hữu diện tích gần 20m2. Ban đầu chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Nhất. Tuy nhiên sau nhiều biến cố thăng trầm, vào năm 1993 chùa đã được xây dựng lại theo lối kiến trúc nhà cấp 4 với 3 gian. Một đợt tu sửa nữa là vào năm 1999, nhờ lần sửa đổi này mà chùa đã trở nên khang trang hơn rất nhiều.

Chùa Trình Yên Tử nằm bên cạnh một con suối nhỏ, làn nước ở đây trong vắt, mát lạnh chảy qua từng khe đá. Trước kia, khi đi qua vùng đất này nhà vua Trần Nhân Tông đã xuống dòng sông này để rửa sạch bụi trần trước khi đi vào quy Phật.

5.2. Suối Giải Oan

Nghe đến cái tên Suối Giải Oan chắc các bạn cũng phần nào đoán được đằng sau con suối này có sự bí ẩn. Theo nhiều người dân truyền miệng lại, cái tên con suối này bắt nguồn từ việc trước kia, các phi tần do thương xót cho nhà vua Trần Nhân Tông nên đã lên núi xin vía vua quay lại triều đình. Nhưng dù ai lên nhà vua cũng đều từ chối. Nên các phi tần đành đắm mình xuống dòng sông tự vẫn. Kể từ đó, con suối Giải Ong đã trở thành nơi siêu độ cho các phi tần của vua nhà Trần.

chùa yên tử quảng ninh

Ở bên trong con suối, cũng có chùa Giải Oan. Chùa Giải Oan (hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Hạ) là một trong những ngôi chùa chính trên cung đường đến Chùa Yên Tử. Ở chùa có đến 6 ngọn tháp vững chãi và một trong số đó dùng để thờ vua Trần Nhân Tông cùng 2 sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang. 

5.3. Chùa Một Mái

Chùa Một Mái hay còn được biết đến với tên gọi khác là Chùa Bán Mái và Chùa Bồ Đề. Đây chính là nơi để thời Phật Quan Thế Âm. Kiến trúc của chùa vô cùng độc đáo khi có một phần chùa nhô ra bên ngoài và phủ đều rêu phong. Với 3 gian, chùa có 1 gian để Bàn thờ Tổ, một gian thờ Tam Bảo và một gian để thờ Hậu thấp thế.

chùa yên tử quảng ninh

Khuôn viên chùa nằm trong hang động, không gian xung quanh chùa bao quanh bởi cây cối nên vô cùng mát mẻ và thanh tịnh. Du khách có thể đến đây để vãn cảnh và thư giãn. 

5.4. Chùa Đồng

Chùa Đồng được khánh thành vào năm 2007, và được xây dựng bằng đồng nguyên chất. Với khối lượng nặng hơn 70 tấn đồng và dài 4,6m, đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng lớn nhất thế giới. Quả là không hổ danh là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á, đồng mà chùa sử dụng là đồng nguyên chất và không mạ hay pha tạp bất cứ vật liệu nào khác. 

chùa yên tử quảng ninh

Chùa Đồng được xây dựng theo dạng chữ nhất. Kiến trúc tổng thể của chùa là dạng khối vuông 4 góc mái đầu đao hình rồng. Bên ngoài có hình dành như một Đài Sen, còn bên trong là nơi thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. 

Nhờ tọa lạc ở độ cao 1080m, thuộc đỉnh cao nhất của núi Yên Tử nên chùa Đồng mang đến một tầm nhìn bao quát hết các khung cảnh hùng vĩ bên dưới. Đặc biệt khi đứng ở đây các bạn sẽ như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh với những làn mây trắng xóa. Đôi khi là đan xen thêm một chút ánh nắng ban mai hoặc phảng phất hạt mưa bay bay. 

5.5. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm nhất tại Yên Tử Quảng Ninh. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử còn được biết đến với cái tên khác là Chùa Lân, tọa lạc tại: Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 

chùa yên tử quảng ninh

Thiền viện là không chỉ là nơi vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang giảng kinh, độ tăng cho các tăng ni phật tử mà còn là nơi tham quan vãn cảnh của du khách thập phương, là nơi lưu trữ bảo tồn những giá trị tâm linh vô giá. Tại đây có rất nhiều ấn phẩm và tài liệu quan trọng về Yên Tử và thiền phái Trúc Lâm.

Muốn đến được thiền viện, các bạn cần phải đi qua con ngõ dài 100m. Con ngõ này được trải đá nhẵn bóng tựa như một tấm thảm đen, với hai bên đường là 19 ngôi tháp cổ. Phía sau thiền viện có đặt 3 ngôi tháp cổ, nằm chính giữa là tháp Tịch Quang và 2 bên là tháp Viên Quang và Viên Minh.

chùa yên tử quảng ninh

Kiến trúc của Thiền Viện Trúc Lâm Yên tử bao gồm các hạng mục như: Chính điện, lầu Chuông, lầu Trống, La Hán Đường, nhà thờ tổ, nhà Tăng. Phía bên trong chính điện có đặt tượng Thích ca Mâu Ni, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát. Ở trên mặt tường có các bức phù điêu để mô tả lại quá trình trụ thế, xuất gia, tu tập và thuyết giáp của Phật Tổ Thích Ca.

Bên cạnh chính điện là lầu Trống và lầu Chuông, phía sau là nhà thờ Tổ. Phía trước nhà thờ Tổ là tượng Bồ Đề Đạt Ma làm tử gỗ, được chạm khắc một cách điêu luyện và vô cùng tinh xảo. Còn bên trong là 3 pho tượng vô cùng tôn nghiêm. Trong khu vực la Hán Đường có tượng của 18 vị La Hán. Mỗi bức tượng đều được chạm khắc bằng gỗ tinh xảo, điêu luyện, làm bật lên nét đẹp hùng vĩ của từng vị. 

5.6. Cổng Trời – Bia Phật

Ngay lối đi lên chùa Đồng, các bạn sẽ bắt gặp Cổng Trời – Bia Phật. Do đó khi các bạn lên chùa Đồng hành hương xong có thể xuống phía dưới Cổng trời để ngắm cảnh vật và thắp hương. 

Khu vực của cổng trời được xây dựng với nhiều phiến đá trầm tích có kích thước to nhỏ khác nhau. Các phiến đá nằm chồng lên nhau tạo nên một khung cảnh vô cùng lạ mắt, và rất uy nghiêm, hùng vĩ. Một điều vô cùng đặc biệt là khi để ý kĩ những phiến đá các bạn sẽ thấy chúng giống như hình ảnh những chú rùa đang hướng về Chùa Yên Tử.

5.7. Vườn Tháp Huệ Quang

Vườn Tháp Huệ Quang (hay còn được gọi là Huệ Quang Kim Tháp), đây là nơi lưu giữ ngọc cốt của 97 vị thiền sư. Tùy vào vị trí, chức sắc riêng mà mộ của các vị thiền sư sẽ có kích thước, độ cao khác nhau. Một số vị thiền sư nổi tiếng mà chúng ta có thể điểm qua như: tháp Chân Bảo thờ Thiền sư Diệu Tường, tháp Tĩnh Trú thờ Thiền sư Thanh Hát, tháp Tự Tuệ thờ Giác Liễu,…..

Khu vực trung tâm của Tháp là lăng Quy Đức. Bên trong lăng có tháp Tổ Huệ Quang. Phần đế của tháp có hình lục lăng được chạm trổ hoa văn sóng nước mang đặc trưng nghệ thuật của thời nhà Trần.

Huệ Quang Kim Tháp cao 10m, phần tầng bệ được chạm trổ 102 cánh sen, phần nền xòe ra vô cùng đẹp. Ở tầng 2 của tháp là tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, được làm từ đá cẩm thạch. Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh phật hoàng ngồi thiền, mặc áo cà sa.

5.8. An Kỳ Sinh và tượng phật Hoàng

Một trong những điều hết sức đặc biệt tại Chùa Yên Tử mà các bạn nên tận mắt chiêm ngưỡng chính Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Bức tượng xuất hiện bề thế ngay tại đỉnh An Kỳ Sinh. Tượng nặng đến 138 tấn và cao 15m, mang đến một vẻ đẹp uy nghiêm hùng vĩ.

6. Những trải nghiệm thú vị tại Chùa Yên Tử

6.1. Lễ hội Chùa Yên Tử 

Lễ hội Chùa Yên Tử được tổ chức hàng năm vào mùa xuân, bắt đầu từ tháng Giêng cho đến tháng 3 âm lịch. Khi lễ hội diễn ra sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị, và vô cùng ý nghĩa. Đầu tiên là hoạt động lễ hội ca nhạc, được người dân tổ chức ngay dưới chân núi Yên Tử. Sau đó sẽ đến cuộc hành hương lên đến chùa Đồng của đông đảo các du khách thập phương. Tất cả người dân và du khách sẽ cùng đến đây dâng hương, cầu bình an, may mắn và những điều tốt lành cho bản thân, gia đình và bạn bè.

6.2. Khám phá rừng quốc gia Yên Tử

Khám phá rừng quốc gia Yên Tử cũng là một trải nghiệm vô cùng độc đáo đến với Chùa Yên Tử. Rừng quốc gia này có diện tích gần 2800 ha, tại đây lưu trữ và bảo tồn rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Với không gian hùng vĩ sẽ là một thách thức cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm. Các bạn có thể đến đây để leo núi, trekking,….

7. Ăn gì tại Chùa Yên Tử

Ngoài việc tham quan, vui chơi du lịch Chùa Yên Tử các bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn, những đặc sản nơi đây nha.

7.1. Chả mực Quảng Ninh

Chả mực là một món ăn đã trở thành thương hiệu của Quảng Ninh. Món ăn đã chiếm trọn tình cảm và luôn được du khách ưu tiên thưởng thức khi ghé qua nơi đây. Nguyên liệu làm nên món ăn này là con mực tươi rói được đánh bắt ngay tại vùng biển Quảng Ninh. Sau khi được sơ chế sạch sẽ, những con mực sẽ được tẩm ướp gia vị và dùng chày để giã nhuyễn. Tiếp đến phần giã nhuyễn sẽ được tạo hình và chiên vàng. Như vậy là có thể thưởng thức được món ăn này rồi đấy. 

Chả mực Quảng Ninh có phần ngoài vàng ăn giòn giòn phần bên trong thì mềm mềm nên ăn vô cùng thích. Để món ăn tăng thêm độ ngon các bạn có thể kết hợp cùng với xôi trắng thơm thơm và chút nước chấm chua chua cay cay.

7.2. Măng trúc Yên Tử

Một đặc sản của Yên Tử mà các bạn cũng nên thưởng thức là măng trúc Yên Tử. Sở dĩ gọi tên như vậy là những cây măng này mọc ở trên dãy núi Yên Tử. Đặc điểm của măng Yên Tử là có thân cây dài, thon và chắc. Vị măng trúc Yên Tử cũng không quá đắng như những loại măng trúc khác mà ngọt và thơm tự nhiên hơn nhiều. 

Có rất nhiều món ăn được chế biến từ măng trúc như: mắng trúc nướng chấm muối vừng, măng trúc xào thịt bò, măng trúc ngâm chua cay,….Các bạn cũng có thể mua những hũ măng này về để làm quà cho gia đình bạn bè cùng vô cùng thích hợp đấy.

7.3. Bánh tài lồng ệp Quảng Ninh

Bánh tài lồng ệp Quảng Ninh là đặc sản của dân tộc Sán Dìu ở Quảng Ninh. Bánh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như bánh tổ, bánh xì lồng cấu, bánh tày,…Mặc dù có vẻ ngoài dân dã nhưng loại bánh này phải trải qua tương đối nhiều công đoạn chế biến khác nhau. 

Trước kia người ta sẽ đong 7 phần nếp và 3 phần tẻ với nhau nhưng hiện nay đã có chút thay đổi khi sử dụng bột nếp cùng với mật mía hoặc đường phèn. Công đoạn nhào bột để làm bánh tài lồng ệp rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Các người thợ phải vô cùng khéo léo khi nào đến khi bột quánh dẻo ra và không còn dính vào tay nữa mới thôi.

Khi làm ra thành phẩm bánh sẽ có màu nâu cánh gián vô cùng bắt mắt, thơm thơm mùi gừng và mùi lạc. Món ăn này sẽ thường được dùng trong các dịp lễ tết và ăn chơi của người dân Quảng Ninh.

7.4. Canh gà rượu Bâu

Một món ăn khác cùng vô cùng đặc sắc của vùng đất Yên Tử là canh gà rượu Bâu. Món ăn này được kết hợp giữ gà và rượu Bâu. Cho những ai chưa biết thì rượu Bâu là loại rượu được lên men bằng lá cây gừng của người dân sống trên núi Yên Tử. Phần gà sẽ được nấu cùng với các loại thuốc bắc rồi thêm một ít rượu Bâu vào và ninh nhừ. Bát canh gà nóng hỏi, thơm nức sẽ đặc biệt làm ấm bụng các bạn vào tiết trời lạnh của mùa đông trong hành trình khám phá Chùa Yên Tử đấy.

7.5. Chè lam Yên Tử

Chè lam Yên Tử là một món ăn rất thích hợp vào những dịp đầu xuân. Ăn vào một miếng chè lam thôi cũng đã đủ để làm ấm cơ thể của bạn trong tiết trời xe lạnh. Món chè lam Yên Tử này có vị cay cau của gừng, bùi bùi của lạc và một chút vị ngọt ngọt của mật. Món ăn này sẽ đặc biệt thích hợp để mua về làm quà cho những em bé đấy.

7.6. Rau đớn Yên Tử

Một loại rau mà hẳn nhắc đến Yên Tử là các bạn sẽ nhớ ngay đến, đó chính là rau đớn. Rau đớn là một sản vật vô cùng độc đáo của núi rừng Yên Tử. Loại rau này mang đến sự thanh mát và ngọt nhẹ một chút. Nó được dùng để nấu cùng với thịt, cá hoặc nộm hoặc xào tỏi….

8. Một số lưu ý khi du lịch Chùa Yên Tử

  • Khi du lịch Chùa Yên Tử để tiện cho việc leo núi cũng như tham quan chùa các bạn nên mang giày thể thao hoặc giày vải mềm để đi được thoải mái hơn. Trang phục cũng nên gọn gàng, tránh ăn mặc hở hang gây nên phản cảm ở chốn thiêng liêng.
  • Các bạn nên chuẩn bị đầy đủ tư trang và vật dụng cá nhân cần thiết như quần áo dự phòng, mũ, khăn lau mồ hôi,….Và cũng quên mang theo một ít đồ ăn nhẹ và nước uống để đảm bảo tiếp đủ năng lượng cho chuyến đi của mình nhé. Chuẩn bị đầy đủ cũng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được phần nào chi phí đó, vì có một số quán bán giá tương đối đắt. 
  • Đối với những món đồ tư trang có giá trị các bạn nên chú ý bảo quản kỹ càng để tránh bị mất cắp làm ảnh hưởng đến chuyến đi nhé.
  • Đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì tốt nhất các bạn nên sử dụng cáp treo 2 chiều để di chuyển để bảo đảm sức khỏe và tiết kiệm thời gian hơn. 
  • Khi tham quan chùa các bạn cũng nên chú ý không vứt rác bừa bãi để bảo vệ cảnh quan chung xanh – sạch – đẹp nhé!

Chùa Yên Tử Quảng Ninh là một khu du lịch tâm linh có cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ cà rất nhiều công trình kiến trúc cổ đặc sắc rất đáng để các bạn ghé qua tham quan. Hy vọng với những thông tin mà Ticovilla.com cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về địa điểm du lịch này và lên được kế hoạch tốt nhất cho chuyến tham quan của mình đến với Chùa Yên Tử nhé!

5/5 - (1 bình chọn)