Khám phá chùa Ba Vàng – Cõi phật linh thiêng nằm ở lưng chừng núi

chùa ba vàng

Nằm ở lưng chừng một ngọn núi ở tỉnh Quảng Ninh, Chùa Ba Vàng trở thành một địa điểm tham quan thu hút đông đảo người tới trong những năm gần đây. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp nên thơ, sông núi hữu tình. Mà nơi đây còn là một một trong những địa điểm tâm linh linh thiêng nổi tiếng nhất miền Bắc đấy nhé. Cùng Ticovilla.com khám phá một vòng nào.

Đôi nét giới thiệu về chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng ở đâu?

chùa ba vàng

Sẽ không quá khó để bạn tìm thấy ngôi chùa Ba Vàng này đâu. Bởi địa điểm này nằm ngay lưng chừng ngọn núi Thành Đẳng. Ở độ cao 340m. Chính vì nằm ở độ cao như vậy, nên khi đặt chân lên đến nơi, bạn sẽ vô cùng bất ngờ với vẻ đẹp tựa như tranh vẽ.

Với thế phía trước là sông, sau lưng tựa núi. Một vẻ đẹp hết sức thơ mộng và trữ tình. Chẳng nhầm lẫn đi đâu được với hai bên chùa là Thanh Long và Bạch Hổ chầu phục. Chỉ cần nhìn thấy chúng là bạn đã biết đến Chùa Ba Vàng rồi đấy nhé.

Địa chỉ: núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Lịch sử hình thành chùa Ba Vàng

Vào thời vua Lê Dụ Tông, Chùa Ba Vàng chính thức được xây dựng. Lúc đó là vào năm Ất Dậu 1706. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau đó, chính là khoảng thời gian những cuộc chiến tranh nổ ra. Ngồi chùa này cũng vì đó mà bị tàn phá nặng nề. Mãi đến năm 1988, ngôi chùa mới được trùng tu lại bằng gỗ.

chùa ba vàng

Năm 1993, một lần nữa chùa được xây lại. Tuy vậy, Chùa Ba Vàng không còn giữ được những di vật cũ. Chỉ còn sót lại một vài đồ dùng nhưng không có giá trị cao.

Nếu không nói, chắc chắn bạn không biết rằng ngôi chùa này đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đợt trùng tu được xem là quy mô nhất phải kể đến năm 2011. Chính vào lần trùng tu này, ngôi chùa Ba Vàng mới thực sự thay một tấm áo mới. 

Được biết, người trụ trì Chùa Ba Vàng là Thích Trúc Thái Minh vào năm 2007, ông là một trong những người từng trụ trì ngôi chùa này. Tuy nhiên, hiện nay, ngôi chùa không còn dưới sự trụ trì của vị này nữa.

Kiến trúc chùa Ba Vàng có gì hấp dẫn

Sau đợt trùng tu lần cuối vào năm 2011, đến với Chùa Ba Vàng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc hoàn toàn mới. Bên trong chùa được dùng để thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Những bức tượng thờ Phật A Di Đà được làm từ chất liệu gỗ, được xếp vào loại tượng to và đẹp nhất miền Bắc nước ta.

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có chiều cao 10,8m. Bức tượng này được đặt nằm trong tòa sen cao 2,8m. Nếu quan sát, bạn sẽ thấy bức tượng này khá tinh xảo. Được làm hoàn toàn bằng chất liệu đá granite nguyên khối. Những nét chạm khắc trở thành điểm nhấn không thể rời mắt. Bên cạnh đó, tại Chùa Ba Vàng còn khá nhiều các tượng khác, với chiều cao trên 2m,…

chùa ba vàng

Khuôn viên chùa còn có hình ảnh của giếng nước không bao giờ cạn. Hình ảnh lầu chuông, lầu trống vô cùng đẹp mắt. Bên ngoài bề thế, bên trong thì trang trọng. Chùa được xây dựng mang đặc trưng của văn hóa miền Bắc Bộ. Chính vì thế, bạn sẽ thấy Chùa Ba Vàng mang đậm những lối kiến trúc miền Bắc đặc sắc. 

chùa ba vàng

Chùa có tổng thể 3 gian bái đường, ngoài ra cùng 1 gian hậu cung. Trong đó có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Điểm gây nổi bật và được nhiều người nhắc đến nhiều đó chính là sở hữu một chính điện lớn bậc nhất tại Việt Nam. 

Ngoài khu chính điện, Chùa Ba Vàng còn có khu dành riêng cho giảng đạo, thư viện, lầu chuông,…Nếu đã đến đây rồi, bạn đừng quên giếng nước được mệnh danh là không bao giờ cạn. Theo tương truyền rằng, nếu uống nước trong giếng này, bạn sẽ không bị bệnh tật, cơ thể luôn khỏe mạnh nữa đó. Hãy thử xem có linh nghiệm không nhé.

Quần thể chùa Ba Vàng còn có Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán,…Bạn có thể thỏa sức khám phá, điều mà bạn quan tâm đó là nên chuẩn bị một sức khỏe thật tốt mà thôi.

Kinh nghiệm khám phá chùa Ba Vàng siêu chi tiết cho những ai chưa biết

Thời điểm thích hợp để khám phá chùa Ba Vàng

Theo kinh nghiệm khám phá Chùa Ba Vàng của chúng mình, thì để cảm nhận rõ không khí linh thiêng của chùa, bạn nên đi vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Nếu không sắp xếp kịp thời gian, có thể đến tham quan chùa vào dịp Lễ hội hoa cúc vào ngày 9/9 âm lịch nhé. Lễ hội này chính là ngày tết cổ xưa của nước ta. Người dân cũng thường hay gọi ngày này như tết Trùng Dương hoặc tết hoa cúc.

Nếu bạn là người không muốn chen lấn, ngột ngạt nơi đông người. Vậy thì hãy đến đây vào những ngày thường. Có khi chính những ngày thường, Chùa Ba Vàng có không gian yên ắng, lời cầu nguyện của bạn mới được các vị thần nghe rõ.

Cách di chuyển đến chùa Ba Vàng

Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ tầm 130 km, nên việc đến Chùa Ba Vàng Quảng Ninh không còn là điều quá khó khăn. Bạn có thể sử dụng phương tiện xe máy, ô tô riêng để đi. Ngoài ra, có thể chọn ô tô khách nhé.

  • Cách di chuyển đến chùa Ba Vàng bằng xe máy và ô tô riêng:

Phương tiện xe máy và ô tô riêng được khá nhiều người lựa chọn. Loại phương tiện này không chỉ giúp bạn chủ động được thời gian, mà còn có thể nghỉ ngơi, ngắm trọn vẻ đẹp trên cung đường đến chùa. Đây chắc chắn sẽ là hình thức du lịch mà các dân phượt thích thú nhất đấy nhỉ. Thời gian di chuyển là 3 giờ đồng hồ.

chùa ba vàng

Có 2 tuyến đường di chuyển đến Chùa Ba Vàng, bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Tuyến quốc lộ 5 đi Hà Nội – Hải Dương – Quảng Ninh

Tuyến đường này, điểm xuất phát là từ trung tâm Hà Nội, bạn đi hướng cầu Chương Dương -> vào đường 5 -> đi Hải Dương (thời gian đến Hải Dương là 1 tiếng) -> đến Hải Dương bạn rẽ trái đi thêm 25km nữa để đến thị trấn Sao Đỏ huyện Chí Linh, Hải Dương. Đến đoạn này thì rẽ quốc lộ 18 -> đi thêm 20km đến thị trấn Đông Triều -> vào tỉnh lộ 326 -> đi tiếp 30km nữa là vào tới thành phố Uông Bí. Đến Uông Bí, dĩ nhiên là đến được chùa Ba Vàng rồi đấy. Một là bạn sẽ đi theo Google Map, hai là bạn cứ hỏi người dân đến Chùa Ba Vàng cho nhanh.

  • Tuyến quốc lộ 18 đi Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh

Tuyến đường này cũng xuất phát từ trung tâm Hà Nội, nhưng bạn đi theo quốc lộ 1A. Từ quốc lộ 1A -> thẳng tới Bắc Ninh (30km) -> từ cầu vượt -> rẽ phải đi thêm 25km nữa là đến Phả Lại. Từ Phả Lại -> đi quốc lộ 18 chừng 30km nữa đến thị xã Đông Triều. Đến đây rồi, thì bạn chuyển hướng sang tỉnh lộ 326 khoảng 31km nữa là đến thành phố Uông Bí -> Chùa Ba Vàng.

  • Cách di chuyển đến chùa Ba Vàng bằng ô tô khách:

Nếu không muốn tự di chuyển, bạn có thể chọn cách đi ô tô khách để đến khám phá Chùa Ba Vàng Quảng Ninh. Đây cũng là một cách hay. Nó giúp bạn tiết kiệm được sức lực. Chẳng phải lo gì, lên xe, ngủ một giấc là đã đến nơi rồi. Hiện nay, ở hầu hết các bến xe ở Hà Nội đều có tuyến xe đi Uông Bí – Quảng Ninh. Giá vé chỉ dao động 100.000 VNĐ/người. Sau khi đến Uông Bí, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi đến chùa Ba Vàng. Chi phí chỉ rơi vào 50.000 VNĐ/lượt thôi nhé. Mức giá này cũng không quá đắt đâu.

  • Một số nhà xe đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh, bạn có thể chọn:
  • Nhà xe Phúc Xuyên: giá vé dao động từ 180.000 – 210.000 VNĐ
  • Nhà xe Hoàng Phú: giá vé dao động từ 200.000 – 230.000 VNĐ
  • Nhà xe Hùng Đức: giá vé dao động từ 170.000 – 220.000 VNĐ

Giá vé cáp treo khi khám phá chùa Ba Vàng

Vì nằm ở lưng chừng núi hơi cao, nên hiện nay để lên được đến Chùa Ba Vàng, chỉ có cách duy nhất là đi cáp treo. Mà đi cáp treo thì chắc chắn bạn sẽ phải trả phí:

  • Với người lớn, giá vé cáp treo khứ hồi hai tuyến là 280.000 VNĐ, khứ hồi là 180.000 VNĐ. Còn giá vé một chiều là 100.000 VNĐ.
  • Với trẻ em, giá vé cáp treo khứ hồi 2 tuyến là 200.000 VNĐ, khứ hồi là 120.000 VNĐ. Còn giá vé một chiều là 80.000 VNĐ.
  • Với những người thuộc một trong những đối tượng sau sẽ được miễn phí vé vào cửa gồm: tăng ni, những người già trên 70 tuổi, Thương binh và những trẻ em có chiều cao dưới 1,2m.

Ăn gì khi đi khám phá chùa Ba Vàng 

Đến với Chùa Ba Vàng Quảng Ninh, bên cạnh việc tận hưởng không khí trong lành, thả hồn vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Bạn còn được trải nghiệm nền ẩm thực tuyệt vời tại đây. Một số món ăn đặc sản nổi tiếng bạn có thể thử:

Chả mực

Khi đến Quảng Ninh tham quan Chùa Ba Vàng, bạn đừng quên thưởng thức thử món chả mực chứ danh này nhé. Loại chả mực được làm từ những chú mực tươi ngon. Khi ăn, được ăn kèm cùng với xôi trắng sẽ rất tuyệt vời. Mùi vị tươi ngon của mực, kết hợp với những hạt xôi mềm, đậm hương nếp. Tạo cảm giác vừa béo lại vừa ngọt, ngon đến khó cưỡng.

Rượu mơ Yên Tử

Đối với những du khách nam giới, có lẽ món ngon nhất chắc là rượu mơ Yên Tử. Loại rượu này vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe. Khó có thể tin được rằng, loại rượu mơ Yên tử này có thể điều trị được bệnh đường ruột, ngay cả việc giúp cho tinh thần của con người giảm căng thẳng hiệu quả. Hãy mua một ít khi đi Chùa Ba Vàng để uống nhé, vì nó có thể giúp bạn ngủ ngon hơn bao giờ hết.

Sá Sùng

Sá sùng đó cũng chính là con trùn biển, sâu đất, địa sâm,..Loại này sống nhiều ở bờ biển Quảng Ninh. Đây chính là một trong những đặc sản vô cùng đắt đỏ. Ngoài được chế biến làm thức ăn, chúng còn được dùng để làm những vị thuốc hữu ích. Đây sẽ là một trong những món quà biếu có ý nghĩa cho người thân khi bạn đến Chùa Ba Vàng Quảng Ninh du lịch đấy nhé.

Bánh gật gù

Loại bánh gật gù được cuộn lại như những chiếc bánh cuốn. Chúng tuy nhìn có vẻ rất giống với bánh phở. Nhưng lại không phải đâu, loại bánh này mềm, dai hơn nhiều so với bánh phở. Món này chỉ ngon nhất là thưởng thức ngay khi vừa mới làm xong.

Gà đồi Tiên Yên

Gà đồi Tiên Yên, chính là gà được nuôi thả trong vườn. Món ăn được làm từ gà đồi sẽ làm bạn phải xuýt xoa. Vị gà ngọt, những miếng thịt săn chắc. Không mềm quá, cũng không dai quá. Trong chuyến tham quan Chùa Ba Vàng, bạn không thể nào bỏ qua món gà đồi hấp dẫn này được đâu.

Nem chua, nem chạo

Những  cuốn nem được làm từ bì lợn thái nhỏ. Còn kết hợp thêm một ít giá đỗ, gạo rang, đậu phộng rang, cũng đủ để bạn mong chờ để trải nghiệm.

Con ngán

Là một loài thuộc họ ngao, con ngán là một trong những loài hải sản quý của Quảng Ninh. Loài ngán này có thể được nướng, hấp, nấu cháo, xào,…Đặc biệt, chúng cũng có thể dùng để ngâm rượu. Nhưng không phải muốn thưởng thức chúng bất cứ lúc nào cũng được đâu nhé.  Vì loài này chỉ có vào mùa hè và thu thôi. Nên nếu đến Chùa Ba Vàng vào thời điểm này, hãy tận dụng thời gian mà ăn thử đi bạn ơi. 

Ở đâu khi khám phá chùa Ba Vàng

Trong hành trình khám phá Chùa Ba Vàng mà có ý định ở lại qua đêm, thì dưới đây chính là những điểm dừng chân, điểm nghỉ ngơi qua đêm lý tưởng nhất dành cho bạn. Cùng Ticovilla.comđiểm qua những cái tên đó nhé.

Grand View Palace

  • Địa chỉ: Đường Trần Thái Tông, Tổ 6, khu 6, Phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long

Là một trong những khách sạn chuẩn 5 sao, Grand View Palace tuy chỉ mới được ra mắt vào 2021. Nhưng lại xứng đáng trở thành điểm nghỉ ngơi tuyệt vời trong chuyến khám phá Chùa Ba Vàng. Không chỉ sở hữu một không gian vô cùng rộng rãi, những dịch vụ chất lượng quốc tế. Mà tại đây, bạn còn có thể thu trọn Vịnh Hạ Long vào tầm mắt chứ chẳng đùa.

chùa ba vàng

Marina Hạ Long

  • Địa chỉ: QH khu dân cư Du lịch Đông Hùng Thắng, phường Bãi Cháy, Hạ Long.

Không chỉ là top khách sạn nghỉ dưỡng lý tưởng tại Hạ Long, Marina Hạ Long với vị trí nằm ngay trung tâm là ưu điểm tuyệt vời mà ai cũng tìm kiếm. Chính vị trí trung tâm này, sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan khác, trong đó phải kể đến Chùa Ba Vàng. Chỉ cần với lý do này, đã đủ để bạn lựa chọn hay chưa. 

chùa ba vàng

The ConFetti Hotel

  • Địa chỉ: Số 01 Lô D, Bến Đoan, Quảng Ninh

Sẽ thật tuyệt vời, nếu được nghỉ trong một khách sạn, vừa có núi non sau lưng, lại có cả ga cáp treo, sân golf phải không nhỉ. Và tất cả các yêu cầu này đều có tại The ConFetti Hotel bạn nhé. Không chỉ đạt tiêu chuẩn sang xịn, mà còn vô cùng tiện nghi. Chắc chắn nơi đây sẽ làm cho chuyến khám phá Chùa Ba Vàng của bạn thêm hoàn hảo.

chùa ba vàng

D’Lioro Hotel

  • Địa chỉ: Khu 4, đường Hải Quân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long

Nếu đã chiêm ngưỡng sự bề thế của núi rừng qua Chùa Ba Vàng xong rồi, mà bạn muốn tận hưởng bầu không khí của biển về đêm. Thì hãy đến ngay D’Lioro Hotel để dừng chân qua đêm ngay nhé. Tại đây, tất cả các phòng ốc đều được trang bị tiện nghi siêu xịn. Cùng với đó là view “triệu đô” không đâu sánh bằng. Chắc chắn sẽ làm cho bạn thỏa mãn con mắt. Nhất là thời gian về đêm, càng thêm lung linh, huyền ảo.

Ha Long Pearl

  • Địa chỉ: 162 Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

Bạn du lịch Chùa Ba Vàng Quảng Ninh và đang cần tìm một khách sạn để nghỉ ngơi? Đừng lo, hiện nay tại Quảng Ninh có vô vàn khách sạn với tiêu chuẩn quốc tế. Một trong số đó phải kể đến Ha Long Pearl. Điểm nghỉ dưỡng này, không chỉ sở hữu lối kiến trúc sang trọng. Mà còn sở hữu những phòng ốc đầy đủ tiện nghi. Ưu điểm lớn nhất không thể bỏ qua đó chính là view hướng ra Vịnh biển hoàn hảo.

Những lưu ý khi đi khám phá chùa Ba Vàng

Trong tất cả các chuyến du lịch, cho dù là xuống biển, lên núi,…bạn cũng cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và chi tiết. Đối với chuyển khám phá Chùa Ba Vàng, thì càng đặc biệt hơn. Vì đây vừa là điểm tham quan, vừa là điểm tâm linh linh thiêng, đến với cõi phật. Chính vì vậy, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:

  • Hãy lên kế hoạch chi tiết và theo dõi thời tiết để chuyến đi khám phá Chùa Ba Vàng được diễn ra thuận lợi hơn.
  • Vì không gian chùa Ba Vàng khá rộng, bạn cần phải chuẩn bị một đôi giày tốt. Mà tốt nhất là nên đi giày thể thao. Việc này sẽ giúp ích cho bạn khi di chuyển lên các bậc thang. Nhất là nếu chẳng may đi trúng vào ngày mưa, đường trơn. Tránh trường hợp xấu xảy ra. Cũng đồng thời bảo vệ đôi chân của bạn không bị thương tích.
  • Điều thứ hai, đó chính là cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Một điều không thể quên khi đi chùa. Trong đó, không ngoại trừ Chùa Ba Vàng đâu nhé. Chùa là nơi để chúng ta đến viếng thăm, nên cần phải có sự trang nghiêm và thành kính. Trang phục nên tối giản, gọn gàng, lịch sự. Không nên quá ngắn, gây cảm giác phản cảm.
  • Để giữ gìn và tôn trọng sự tôn nghiêm, khi đến đây, bạn cần nói nhỏ, đi nhẹ, ôn hòa, lịch sự, không nên chen lấn, xô đẩy. Nhất là không nên gây mất trật tự.
  • Không mang vào chùa những vũ khí, đặc biệt chất ma túy và chất gây nổ.
  • Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa. Đặc biệt là không đi vào những khu vực không được phép ra vào mà Chùa Ba Vàng đã ghi rõ ràng.
  • Trước khi đi chùa, bạn cần phải chuẩn bị sẵn trước một ít tiền lẻ là tốt nhất.
  • Trước khi mua đồ ở những cửa hàng bán ở chùa, bạn cần phải hỏi giá trước để tránh trường hợp bị chặt chém.
  • Và ở bất cứ điểm du lịch nào thì cũng sẽ có đầy rẫy những mặt hàng được bày bàn. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng đảm bảo chất lượng đâu. Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc và xem xét cẩn thận trước khi có ý định mua.
  • Nếu đến đây với ý định làm mâm lễ phẩm để cúng tế. Thì bạn cần phải làm thật cẩn thận, nên bày một cách trang nghiêm. Nếu muốn quyên góp tiền. Thì nên cho tiền vào hòm công đức. Không được rải tiền khắp nơi, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan của Chùa Ba Vàng ít nhiều.
  • Không tự ý đánh chuông, trống hay bất kỳ vật nào có trong khuôn viên chùa khi chưa có sự đồng ý của trụ trì chùa.
  • Để dễ dàng và đảm bảo cho bạn thì nên hỏi người dân địa phương về các cửa hàng bán đồ uy tín. Mà giá không bị chặt chém.
  • Chùa khá đông người, hãy cẩn thận tư trang cá nhân.
  • Trong trường hợp, bạn đi theo gia đình, có con nhỏ. Hãy cân nhắc khi quyết định khám phá Chùa Ba Vàng. Vì các bé nhỏ nhà bạn sẽ có thể bị mệt vì phải đi bộ khá nhiều. 
  • Nếu chuyến khám phá Quảng Ninh của bạn dài ngày, trong kế hoạch bạn cần phải đặt phòng khách sạn trước nhé. Tránh trường hợp hết phòng vào những mùa cao điểm.

Những địa điểm tham quan không nên bỏ qua gần chùa Ba Vàng

Trong chuyến hành trình khám phá Chùa Ba Vàng, bạn có thể kết hợp khám phá tham quan thêm những địa điểm gần đó cũng là một kế hoạch tuyệt vời. Không mất nhiều thời gian của bạn lắm đâu. Cùng tìm hiểu một số địa điểm đó cùng chúng mình nhé!

Khu du lịch Yên Tử

  • Địa chỉ: ngọn núi nằm giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Thuộc dãy núi Đông Triều, vùng Đông Bắc
  • Giá vé tham khảo: Vé khứ hồi là 350.000 VNĐ/người, vé một chiều là 200.000 VNĐ/người.
  • Đối với người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1,2m sẽ được miễn phí.
  • Thời gian đi: Đó là mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu muốn yên tĩnh, nên đi vào những ngày thường từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch.

Cách Chùa Ba Vàng chỉ khoảng tầm 10km, nên bạn có thể kết hợp tham quan khu du lịch Yên Tử.  Địa điểm này gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nên hiện lưu giữ khá nhiều những di tích lịch sử và văn hóa có liên quan. Ngoài ra, đến đây, bạn sẽ được chìm đắm vào vẻ đẹp hùng vĩ của núi non. Của khí hậu trong lành chẳng kém gì chùa Ba Vàng. Đồng thời, đây cũng là nơi vô cùng tâm linh, thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, người dân từ mọi nơi đến cúng bái, cầu nguyện.

Đền Cửa Ông

  • Địa chỉ: phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Cách Chùa Ba Vàng khoảng 30km, Đền Cửa Ông sở hữu view trông ra Vịnh Bái Tử Long. Mở ra một khung cảnh rộng lớn, sơn thủy hữu tình. Ngôi đền này thờ gia thất Trần Quốc Tuấn cùng các cận thần của ông. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng 34 pho tượng lớn nhỏ, nổi bật chính là sự chạm khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Đền Cửa Ông cũng là một trong số điểm tâm linh tại Quảng Ninh thu hút đông đảo người dân tới dâng hương.

Chùa Cái Bầu

  • Địa chỉ: thôn 1, Vân Đồn, Quảng Ninh

Tuy không gần như khu du lịch Yên Tử, nhưng Chùa Cái Bầu vẫn là cái tên đáng được nhắc đến nếu sẵn tiện đường khám phá Chùa Ba Vàng. Chùa này còn có cái tên gọi khác nữa đó là Thiền Viện Trúc Lâm Giác. Đây chính là công trình văn hóa tâm linh nằm bên bờ Vịnh Bái Tử Long.

Nơi lưu giữ và ghi công hiển hách của biết bao anh hùng đã giữ cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Không chỉ mang kiến trúc đặc sắc mà cảnh quan nơi đây cũng sẽ làm bạn phải choáng ngợp. Để cảm nhận được không khí, bạn có thể đến đây vào những dịp lễ hội lớn trong năm. Ví dụ như Phật Đản, Vu Lan,…

Hy vọng với những chia sẻ của Ticovilla.com trên đây, sẽ giúp ích cho kế hoạch khám phá Chùa Ba Vàng của bạn. Ngôi chùa này là một trong top những ngôi chùa đẹp và linh thiêng tại miền Bắc đang để bạn đến tham quan đấy. Đó có thể là chuyến đi chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cũng có thể là chuyến đi dâng hương, cầu nguyện sức khỏe, công danh và sự nghiệp

Rate this post